KHÁM PHÁ 11 BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LOÀI ONG CHĂM CHỈ
KHÁM PHÁ 11 BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LOÀI ONG CHĂM CHỈ
❏ Loài ong là côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong đực và có sự phân công công việc rõ ràng. Nếu không có chúng là một mất mát không nhỏ với chúng ta, ngoài việc chúng cho mật ong với vô vàng công dụng còn có vai tròn quan trọng trong việc giúp thụ phấn cho vụ mùa.
╴Hãy cùng khám phá 11 bí mật thú vị về loài ong nhỏ bé chăm chỉ này nhé !
11 điều thú vị về loài ong mà có thể bạn chưa biết về chúng:
1. Ong đực là ong hưởng thụ và sẵn sàng hy sinh
╴Ong đực là Ong hưởng thụ – Nghe có vẻ thật kỳ lạ vì ai cũng biết ong là loài chăm chỉ. Nhưng sự thực thú vị về Ong đực được gọi là “ong hưởng thụ” – chúng tồn tại chỉ để giao phối với ong chúa.
╴Ong đực sẵn sàng hy sinh – Một lí do khác là công việc của các chú “ong hưởng thụ” không hề hào nhoáng chút nào. Sau khi giao phối với ong chúa xong, chúng sẽ chết
╴Ong đực chỉ chiếm 1-2% đàn – to hơn ong thợ một chút, không có vòi tiêm nọc, cũng không có túi đụng phấn hoa, đời sống của ong đực bình quân kéo dài 3 tháng hay hơn
2. Ong chúa là vua ong và cỗ máy hẹn hò
╴Ong chúa là cỗ máy hẹn hò – công việc là sinh ong con, để duy trì bầy đàn. Đó là lí do vì sao ong chúa là cỗ máy hẹn hò với các chú ong đực cho đến khi nó tích lũy được ít nhất là 100 triệu tinh trùng từ các con ong đực
╴Ong chúa sản xuất trung bình 1500 trứng mỗi ngày – Nó có thể sản xuất trứng bằng trọng lượng cơ thể của mình trong một ngày. Nó không có thời gian cho công việc khác, do đó ong thợ phải chăm sóc và cho nó ăn. Ong chúa có thể đẻ 1 triệu quả trứng trong cuộc đời
╴Ong chúa là vua ong – Một con ong chúa thực sự được coi là chúa khi nó đẻ ra các cấp ong con và cai trị cả đàn ong. Khi chưa đẻ trứng thì ong chúa chỉ là một con ong cái bình thường. Ngoài ra ong chúa còn tiết ra chất Feromol – “chất chúa” đề duy trì chật tự xã hội của đàn ong
╴Ong Chúa là con ong lớn nhất trong tổ, dài và to hơn các ong đực và ong thợ, có cuộc sống kéo dài khoảng từ 3 đến 6 năm
3. Ong thợ tạo được 1/2 thìa cà phê mật ong
╴Ong thợ tạo được 1/2 thìa cà phê mật ong – mỗi ngày bay trung bình 10km, viếng 1500 bông hoa để hút mật hoa và cả cuộc đời mỗi con ong chỉ tạo được 1/2 muỗng cà phê mật ong
╴Để tạo ra 500ml mật ong – thì cả bầy ong phải hút mật trên 10 triệu bông hoa và tổng quảng đường bay của các con ong cộng lại bằng một vòng tròn của Trái đất khoảng 40.000km
╴Ong thơ chiếm khoảng trên 98% đàn, ngoại hình nhỏ nhất, là ong cái nhưng không thể sinh trứng, chỉ có trong trường hợp đặc biệt mới có thể sinh trứng, tuổi thọ của ong thợ thường kéo dài từ hơn 1 đến 2 tháng
4. Ong có thể bay vận tốc tối đa là 24km/h
╴Nghe có vẻ nhanh nhưng trong thế giới côn trùng nó thực sự khá chậm. Chỉ cho phép chúng thực hiện các chuyến đi ngắn từ hoa này đến hoa khác trong bán kính 3km ở xung quanh tổ của nó, không phải bay đường dài
╴Chúng phải vỗ cánh từ 12.000-15.000/phút để giúp chúng mang phấn hoa trở về tổ
5. Thế giới của nữ quyền và ong bị đuổi ra khỏi tổ
╴Ong đực – sự tồn tại của chúng là giao phối và ăn uống. Vào mùa đông, tổ ong có xu hướng ngừng sinh sản, khi nguồn thức ăn có dấu hiệu thiếu hụt, ong đực sẽ bị đuổi ra khỏi tổ vì tiêu hao tài nguyên của tổ trong khi không làm việc
6. Ong có đến 5 mắt và không nhận biết được màu đỏ
╴Ong có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay
╴Tuy nhiên, chúng lại nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được
7. Ong ăn đồng loại
╴Ấu trùng ong thường ăn phấn hoa, mật ong là thức ăn chính của ong đực và ong thợ. Tuy nhiên, ong cũng có thể ăn thịt con ong “bạn tình” trong tổ và các ấu trùng khi thiếu thức ăn
8. Ong rất gọn gàng và sạch sẽ
╴Ong làm việc siêng năng để giữ cho tổ của nó sạch sẽ. Con ong duy nhất đi vệ sinh bên trong tổ ong là ong chúa, và có những con ong dọn dẹp sau khi đó.
╴Trong hầu hết thời gian, ong mật nói chung thậm chí sẽ không chết trong tổ ong. Chúng sẽ đi ra ngoài để giữ xác chết của chúng tránh xa thức ăn và các con non
9. Mỗi tổ ong có 1 mùi thơm đặc biệt riêng
╴Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống
10. Ong có hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt
╴Để bảo vệ tổ, luôn có những chú ong canh gác cẩn mật đường vào tổ, vì loài nào hầu như cũng khoái cướp số mật trong tố đó hết. Để nhận biết con ong nào cùng tổ, ong của mỗi tố có một mùi đặc biệt khác nhau
╴Những con ong canh gác trở nên rất hung dữ khi cảm thấy tổ bị kẻ thù đe dọa. Khi kẻ thù quá mạnh và chúng cần sự hỗ trợ. Những con ong này sẽ tiết ra một chất đặc biệt (pheromone) – mùi chuôi để báo động tới những con ong khác trong tổ bay ra ứng chiến và hỗ trợ
11. Ong hỗ trợ trị bệnh
╴Mật ong rừng nguyên chất có chứa rất nhiều dưỡng chất phong phú như đường hoa quả, các loại vitamin B6, E, các loại khoáng chất canxi, sắt, kẽm…và các chất hữu cơ
╴Mật ong không chỉ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể mà công dụng của mật ong còn được sử dụng rất nhiều trong chữa bệnh với đặc tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên
=>> Xem thêm: MẬT ONG RỪNG U MINH NGUYÊN CHẤT – TINH TÚY CỦA TRĂM HOA
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH TMDV Mật ong rừng OginBee
Địa chỉ: 120/36 Hoàng Quốc việt, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ
Điện thoại: 0918.378.248 – 0939.1900.95
► Facebook cá nhân https://www.facebook.com/MrGiangHoney
► Website mật ong rừng: https://oginbee.com/
► Youtube Đi rừng ăn ong: https://goo.gl/fYRpYv
► Fanpage Oginbee: https://www.facebook.com/MatongrungUMinh.Oginbee/