CON ONG CHÚA LÃNH ĐẠO BẦY ONG NHƯ THẾ NÀO ?
ONG CHÚA LÃNH ĐẠO BẦY BẰNG HÌNH THỨC TỰ TRỊ – LÀ HÌNH THỨC TỰ TRỊ LÀ LÃNH ĐẠO CẤP CAO NHẤT.
1./ Đôi điều về Ong Chúa:
Khả năng lãnh đạo của ONG CHÚA trong tổ như thế nào?
Ong chúa là con ong duy nhất trong đàn tiết ra một chất đặc biệt được gọi là “chất chúa” khoa học gọi là chất Feromal.
Nhờ chất này mà con ong chúa điều khiển được tất cả mọi việc trong tầm quản lý của nó. Một con ong chúa có thể tiết ra khoảng 30 chất Feromal khác nhau để dùng cho từng mục đích khác nhau. Ví dụ như:
– Feromal hấp dẫn ong đực để chúng tìm đến “ Vùng hội tụ giao phối trên không do con ong chúa tạo ra”
– Feromal kìm hãm sự phát triển buồng trứng ở các con ong thợ để chúng không được đẻ trứng và chỉ có ong chúa mới đẻ trứng
– Feromal ngăn cảng bản năng xây mũ chúa của ong thợ nhằm tạo sự độc tôn của ong chúa là 1 duy nhất
– Feromal kích thích ong thợ đi tìm mật hoa để tích lủy thức ăn trong tổ
– Feromal kích thích các ong thợ chăm sóc và tạo sửa chúa để ong chúa uống suốt cả đời mình. Trong lúc ong thợ chăm sóc ong chúa thì rất nhiều loại chất Feromal tiết ra lên mình của các ong thợ và cứ thế chất chúa lan tỏa hết cả tổ. Điều này chứng tỏ rằng ong chúa đang truyền thông tin rằng “Lãnh đạo” vẫn luôn đồng hành và kiểm soát tất cả thành viên trong bầy.
Đó là lý do ong Chúa là trung tâm lãnh đạo của toàn bầy ong. Ong Chúa sống trong biệt thự riêng lớn nhất (mũ ong lớn nhất) do ong thợ tạo nên.
=> Kết luận Ong Chúa là con ong lãnh đạo tuyệt vời nhất trong thế giới côn trùng
2./ Đôi điều về Ong Đực:
Ong Đực chi chiếm khoảng 2% số lượng trong đàn, do không có vòi têm nọc nên cũng không chích được, cũng không có túi đựng phấn hoa nên cũng không đi lấy mật hoa.
Nhiệm vụ duy nhất của nó là giao phối với Ong Chúa. Tuy nhiên những con ong Đực này chỉ giao phối với những con ong chúa ở tổ khác chứ không phải tổ của mình để tránh tình trạng cận huyết.
Quá trình giao phối của ong diễn ra trên không trung, những con đực nào bay nhanh và khỏe mới được giao phối với Ong Chúa. Sau khi giao phối Ong Đực sẽ bị chết. Ong Đực quả thật rất can đảm để duy trì nòi giống dù phải hy sinh nhưng vẫn thực hiện sứ mệnh😜😜😜
3./ Đôi điều về Ong Thợ
Chiếm khoảng trên 98% số lượng trong đàn, là ong cái nhưng không thể sinh trứng. Nhiệm vụ của nó là ra ngoài tìm phấn hoa và hút mật, chăm sóc ấu trùng nó còn phải xây tổ và chăm sóc Ong Chúa nữa. Đồng thời còn kiêm nhiệm chức giữ gìn trật tự trong bầy.
Những con Ong Thợ này làm việc không biết mệt mỏi đến khi cánh bị rách rồi rơi xuống mặt đất mà chết hoặc già rồi chết đi. Thành quả cả đời một con Ong Thợ là tạo ra gần 1 muỗng cà phê mật. Cho nên Ong Thợ là một tấm gương lao động cần mẫn không ngừng nghỉ.
Ngoài ra còn có ong Trinh sát, ong Truyền tin….
ONG CHÚA LÃNH ĐẠO BẦY ONG BẰNG HÌNH THỨC TỰ TRỊ
⇒ Nói tóm lại trong bầy ong có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng. Tính thực thi nhiệm vụ và chịu trách nhiệm rất cao. Hy sinh vì sứ mệnh và sống cống hiến cho đời. Vì vậy Bầy ong là một tổ chức hoạt động hoàn hảo trong thế giới côn trùng.
Viết đến đây Tôi liên tưởng đến xã hội loài người. Tuy có rất nhiều người sống chỉ vì bản thân danh lợi cho riêng mình nhưng ở đâu đó vẫn có người sống cống hiến cả đời. Nghĩ đến điều này làm lòng tôi thanh thản hơn để sống.
Cảm ơn Qúy vị đã đọc đến dòng cuối này. Chúc Quí vị AN NHIÊN trong cuộc sống.😍😍😍
TỰ GIỚI THIỆU CÁ NHÂN:
Nguyễn Kiên Giang 0918378248– Chuyên gia Mật ong rừng U Minh, Cà Mau
Founder Công ty TNHH TMDV Mật ong rừng OginBee
Địa chỉ : 120 đường Hoàng Quốc Việt, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hiện tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm và sự trải nghiệm về mật ong rừng U Minh.
Tôi viết trang chia sẻ này để giúp bạn nhận ra Mật ong rừng nguyên chất chính gốc để tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin chuẩn xác nhất.
Trang Website : Oginbee.com