NGHỀ GÁC KÈO ONG Ở RỪNG U MINH HẠ – CÀ MAU

NGHỀ GÁC KÈO ONG Ở RỪNG TRÀM U MINH HẠ – CÀ MAU

❏ Nghề gác kèo ong tự nhiên tại rừng tràm U Minh Cà Mau là một nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời. Và nghề này gắn liền với sinh kế người dân và hệ sinh thái rừng tràm

Gác kèo ong rừng tràm U Minh
Gác kèo ong rừng tràm U Minh

1./ VÀI NÉT VỀ RỪNG TRÀM U MINH HẠ:

–  Rừng U Minh có tổng diện khoảng 44.000ha. Bao gồm cả rừng U Minh hạ (thuộc tỉnh Cà Mau) và U Minh thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang).

–  Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời, đã được UNESCO công nhận là một trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.

–  Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000ha vùng đệm thuộc các lâm-ngư trường U Minh 1, 3, lâm-ngư trường Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải.

–  Gắn liền với điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái rừng tràm nghề gác kèo ong đã được hình thành phát triển được hơn 200 năm, loài ong mật cũng phát triển theo và cho ra sản phẩm Mật Ong Rừng U Minh đặc trưng của rừng tràm là một loại sản vật quý giá mà rừng ban tặng cho con người vùng đất Mũi Cà Mau.

–  Nghề gác kèo ong là nghề đặc trưng và không phổ biến của người dân sống dưới tán rừng tràm U Minh hạ, là nghề cha truyền con nối, theo kinh nghiệm và mỗi người có bí quyết riêng.

Rừng tràm U Minh hạ Cà Mau
Rừng tràm U Minh nơi cho ra sản vật quý giá Mật ong rừng U Minh

2./ CƠ BẢN NGHỀ GÁC KÈO ONG:

1. Chuẩn bị kèo:

–  Để gác kèo cần có 3 cây tràm: cây đầu tiên gọi là cây nóng cặm thẳng đứng làm trụ, cây thứ hai là cây nạng cặm thấp hơn cây nóng, cây còn lại gọi là kèo ( thân kèo ). Thân kèo ở đầu có khoét một lỗ gắn vào cây nóng, đầu còn lại thì gác lên cây nạng. Công đoạn chỉ có vậy, nhưng để dụ được ong xuống thì không hề đơn giản cần phải chọn Trảng (điểm gác kèo phù hợp).

2. Trảng (Chọn điểm gác kèo) :

–  Trảng là một vùng có cỏ sậy lưa thưa, tràm nhỏ, thông thoáng, cây cỏ không quá cao, giống như một thung lũng vậy. Trảng gác kèo (chỗ để gác kèo dụ ong) thì phải chọn nơi tràm có bông nhiều, tốt nhất là cây từ 3 tuổi trở lên. Nguyên nhân là tràm nhỏ tuổi có bông ít và thời gian ra bông cũng ngắn mà ong thì đi theo bông, khi tràm ngắt bông thì đàn ong cũng bỏ đi nơi khác. Ngoài ra, chọn hướng gác kèo cũng hết sức quan trọng, phải bảo đảm đủ ánh sáng, thông thoáng thì ong rừng mới xuống làm tổ…

(Video khai thác tổ ong rừng bằng gác kèo ong)

3. Gác kèo:

–  Người gác kèo sau khi tìm được trảng phù hợp, thì kèo được gác theo hình mái nhà, cắm đầu cây nóng xuống sao cho đầu kèo sẽ cách mặt đất khoảng từ 2,2-2,4m, tương tự cắm cây nạng thẳng xuống đất sao cho đuôi kèo sẽ cách mặt đất chừng 1,4m. Tiếp đó, ta gác thân kèo lên sao cho khớp với rãnh đã khoét trước đó là được. Thân kèo phải đảm bảo có độ nghiêng từ 40-45 độ so với mặt đất và bôi mật ong lên thân kèo để dụ ong về làm tổ. Đầu kèo hướng ra phía đã dọn dẹp, phát quang, tạo luồng cho ong bay xuống làm tổ.

Cách gác kèo ong của người dân U Minh
Cách gác kèo ong của người dân U Minh

4. Kiểm tra kèo ong:

–  Gác kèo xong, công đoạn tiếp theo là… đợi. Khoảng 20 ngày sau, người gác kèo mới trở lại trảng kiểm tra xem ong có xuống kèo hay không, nếu ong đã xuống phải đợi tiếp 20 ngày nữa mới có thể cắt lứa mật đầu tiên. Thông thường, một tổ ong có thể khai thác được 3 lần, cho tổng cộng bình quân trên 10 lít mật.

Tổ ong rừng khai thác từ gác kèo ong

=>> Xem thêm: PHÂN BIỆT MẬT ONG RỪNG,MẬT ONG NUÔI VÀ MẬT ONG PHA ĐƯỜNG THẾ NÀO ?


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty TNHH TMDV Mật ong rừng OginBee

Địa chỉ: 120/36 Hoàng Quốc việt, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ

Điện thoại: 0918.378.248 – 0939.1900.95

► Facebook cá nhân https://www.facebook.com/MrGiangHoney

► Website mật ong rừng: https://oginbee.com/

► Youtube Đi rừng ăn ong: https://goo.gl/fYRpYv

► Fanpage Oginbee: https://www.facebook.com/MatongrungUMinh.Oginbee/

Leave a Comment